Mind Mapping là gì?
Mind Mapping (bản đồ tư duy) là một phương pháp trực quan để sắp xếp và kết nối ý tưởng xung quanh một chủ đề trung tâm. Trong thiết kế UX/UI, mind map giúp designer nhìn thấy toàn cảnh vấn đề, mối liên kết giữa các yếu tố, và khám phá các hướng đi tiềm năng.
Khác với việc ghi chú truyền thống theo dạng danh sách (list), mind map sử dụng cấu trúc phân nhánh: từ một ý tưởng trung tâm, các nhánh con sẽ mở rộng ra những chủ đề liên quan, tiếp tục tỏa ra các nhánh nhỏ hơn. Nhờ đó, tư duy được phát triển theo cách tự nhiên và phi tuyến tính, rất phù hợp với quá trình sáng tạo và giải quyết vấn đề phức tạp.
Ứng dụng thực tế
Ví dụ, bạn đang thiết kế một ứng dụng quản lý công việc. Bạn có thể tạo một mind map với chủ đề trung tâm là “Productivity App”. Từ đó, vẽ các nhánh lớn như: “Tính năng”, “Người dùng”, “Thiết bị”, “Tình huống sử dụng”, v.v. Sau đó, mỗi nhánh có thể tỏa ra các nhánh con như: “Tính năng” → “Tạo task”, “Lịch biểu”, “Giao việc cho team”, “Nhắc nhở”… Cấu trúc này giúp bạn dễ hình dung toàn bộ hệ thống trước khi chuyển sang wireframe.
Công cụ hỗ trợ mind mapping:
FigJam, Miro – Cho teamwork thời gian thực.
Whimsical, XMind, MindNode – Dành cho brainstorming cá nhân.
Kết hợp tốt với Brainstorming, User Flow, và Information Architecture.
Tại sao mind mapping quan trọng trong UX/UI?
Theo Nielsen Norman Group, mind map giúp designer:
Tổ chức thông tin từ user research một cách trực quan.
Nhận diện các nhóm vấn đề hoặc điểm chạm (touchpoint) trong user journey.
Lên ý tưởng chức năng, flow hoặc sitemap một cách nhanh chóng.
Tăng cường khả năng tư duy logic và sáng tạo trong quá trình thiết kế.
Xin chào 👋 Với đam mê thiết kế sản phẩm số, tập trung vào nghiên cứu người dùng, tối ưu trải nghiệm và xây dựng giao diện hiệu quả. Tại đây, tôi chia sẻ kiến thức từ các dự án thực tế, ý tưởng và câu chuyện của mình trong lĩnh vực UX/UI - Product Design 📚 Hy vọng những bài viết sẽ mang lại góc nhìn thực tế, hỗ trợ bạn trong công việc và hành trình phát triển sản phẩm ✨✨✨

Toan Nguyen
Prodcuct Designer